Dịch Tả Lợn Châu Phi Vẫn Diễn Biến Phức Tạp 2022

Sự bùng phát của Dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi ( có tên tiếng Anh African Swine Fever – ASF) là một trong những bệnh do virus gây ra và dễ dàng lây lan ở lợn. Châu Phi là nơi xuất hiện bệnh dịch đầu tiên và đã lan rộng khắp Châu Âu vào năm 2007. Sau đó, dịch bệnh đã dần lan sang các nước khác trong khu vực Caucasian, và Liên bang Nga, Đông và Trung Âu, và gần đây là Tây Âu (Bỉ). Kể từ khi Trung Quốc xác nhận trường hợp đầu tiên của ASF vào tháng 8 năm 2018, virus đã lây lan khắp nước này trong vòng vài tháng và sau đó lan rộng khắp châu Á.

Dịch tả lợn châu phi
Hình minh họa

Tại Việt Nam, ổ dịch đầu tiên được ghi nhận là ở tỉnh Hưng Yên và Thái Bình vào ngày 19/2/2019. Virus bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASFV) được xác định và báo cáo giống 100% với chủng của Trung Quốc. Ngay sau khi xâm nhập vào Việt Nam, tốc độ lây lan của ASF diễn ra khá nhanh. Chỉ sau vài tháng dịch lên đến đỉnh điểm và lan rộng ra hơn 8.200 xã ở 63 tỉnh thành trong vòng 9 tháng, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn của nước ta.

Nguyên nhân xảy ra các ổ dịch do ASFV có sức đề kháng cao, mầm bệnh đã lưu hành rộng trong quần thể lợn, tồn tại trong môi trường tại các ổ dịch cũ. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh trong khi đường truyền lây của bệnh phức tạp, khó kiểm soát.

Dịch tả lợn Châu Phi là nỗi lo lắng của bà con chăn nuôn lợn

Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, từ đầu năm đến ngày 12/9/2022, cả nước đã xảy ra 1.049 ổ dịch tả lớn Châu Phi tại 929 xã, 258 huyện thuộc 50 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy 47.474 con. (Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam)

Dịch tả lợn Châu Phi là nỗi lo lắng của bà con chăn nuôn lợn
Hình minh họa

Sự sụt giảm nguồn cung cấp thịt lợn trong nước đã dẫn đến tình trạng khan hiếm thịt lợn trong giai đoạn ASF đạt đỉnh điểm. Ở vùng dịch sự chênh lệch giá thịt lợn rất thấp còn ở vùng an toàn giá thịt lợn lại có sự chênh lệch cao hơn. Giá thịt lợn có giai đoạn tăng gấp đôi, gấp ba. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng thịt lợn trong cả nước. Đây cũng là động lực lớn cho hoạt động buôn lậu lợn từ vùng dịch sang vùng không có dịch.

Việc tiêu hủy số lượng lớn hoặc cả đàn lợn bị nhiễm bệnh gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế của những người chăn nuôi lợn. Hơn thế nữa, việc khắc phục hậu quả mà dịch tả lợn châu Phi để lại là khá tốn kém. Tâm lý lo sợ dịch trở lại cũng ảnh hưởng không nhỏ đến người chăn nuôi khiến họ do dự khi quyết định tái đàn trong thời điểm Dịch tả lợn Châu Phi vẫn chưa có vaccine hay thuốc đặc trị.

Kiểm soát dịch bệnh đúng cách để không lây lan diện rộng

Trước tình trạng trên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tăng cường công tác quản lý dịch tễ, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời khi có bệnh xảy ra; tiếp tục phối hợp, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh nhằm khống chế tình hình dịch bệnh, không để lây lan diện rộng.

Ngoài ra, việc chẩn đoán phát hiện sớm bệnh ASF trong đàn nhằm khống chế tình hình dịch bệnh, không để lây lan diện rộng.

KIT CHẨN ĐOÁN BỆNH TẢ LỢN CHÂU PHI REAL-TIME PCR

TraceDetect™ Kít phát hiện Virus Dịch Tả Lợn Châu Phi (ASFV) bằng qPCR

• Mã code: TD0122
Hãng sản xuất: LabNova Biological Division/ LABone Scientific Co.Ltd.,

TraceDetect™ Kít phát hiện Virus Dịch Tả Lợn Châu Phi

TraceDetectTM Kít phát hiện Virus Dịch Tả Lợn Châu Phi bằng qPCR là hỗn hợp hóa chất sử dụng trực tiếp cho phản ứng real-time PCR/quantitative PCR. Trong điều kiện PCR tối ưu, bộ kit phát hiện ASFV có độ đặc hiệu của primer cao > 95% và có thể phát hiện ít hơn 10 bản sao của mẫu mục tiêu trong một phản ứng (20uL).

Liên hệ ngay đến LabNova để được báo giá sản phẩm.

LabNova Biological (is brand of LABone Scientific Co.Ltd.,)

  • Factory: 228/13/3 Nguyễn Thị Lắng, Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh
  • VP HN: Số 1-Ngách 19/8 – Ngõ 19 – Phố Trần Quang Diệu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 0919 990 267
  • Email: info@labone.com
  • Facebook: LabNova Biological